Tết, Tết, Tết


Năm nay, mấy ngày trước Tết trời nắng đẹp, mát mẻ, nên cũng không mang theo áo lạnh, ra ngoài này trời lạnh ngắt trong suốt mấy ngày Tết, mà được dự báo là ngày … Chủ nhật sẽ nắng mí đau. Nhưng mà thời tiết vậy, mặc dù hơi lạnh, nhưng rất thích. Có mưa xuân, bà con xúng xính trong những chiếc áo len, áo ấm tung tăng ngoài đường.

Năm nay, Tết không có gói bánh chưng, không đi chúc Tết, ở nhà ngủ và coi phim là chủ yếu. Thế nên chắc mình sẽ lên mấy ký 😀

Năm nay, mạng điện thoại có vẻ hơi nghẽn mạng, gởi tin đi mấy lần mà failed cũng nhiều. Nhưng bù lại, nhận được nhiều lời chúc hay từ bạn bè và người thân.

Năm nay, được ở nhà với ba nhiều hơn, ăn với ba gần như mọi bữa, thấy vui vui, ấm áp hơn và để ba ngủ ngon giấc hơn.

Năm nay, được ba cưng quá chừng, chưa bao giờ cảm thấy sung sướng vậy. Biết mình thích ăn món thịt đông, ba mua về nấu cho 1 nồi bự chà bá, để nấu cho mang vào Sài Gòn ăn dần dần.

Năm nay, lên chùa cúng đầu năm, được quẻ tốt, quẻ Thượng Thượng và kêu năm nay sẽ phải làm nhiều mà tiêu ít, tại cuối năm cần xài nhiều tiền.

Năm nay, có thời gian đọc được khá nhiều, coi được nhiều film đã từng bị missed khi chiếu ngoài rạp.

Năm nay, ít nhậu nhẹt hơn.

Năm nay, lãng mạn hơn.

Năm nay, sẽ may mắn hơn, mình nghĩ thế 🙂

Cầu Tràng Tiền đêm


Cầu Tràng Tiền đêm, chụp trong 1 phút ngẫu hứng

Cầu Tràng Tiền đêm

Cầu Tràng Tiền đêm

Lộc xuân


Ăn trưa xong đang ngồi đọc sách thì thấy hoa trong vườn đẹp quá, nên xách máy ra chụp “lộc xuân đầu năm”

(Click vào hình để xem hình full size)

Hàng rào trước sân được leo đầy bởi cây hoa tóc tiên, vào sáng, hàng loạt hoa bung ra khoe sắc và đón nắng sáng

Hàng rào trước sân được leo đầy bởi cây hoa tóc tiên, vào sáng, hàng loạt hoa bung ra khoe sắc và đón nắng sáng

Mọi năm, cây mai này chỉ nở được 6-7 cánh, năm nay thì chỉ toàn 8 và 9 cánh. Người ta đồn rằng mai 9 cánh mang lộc vào nhà

Mọi năm, cây mai này chỉ nở được 6-7 cánh, năm nay thì chỉ toàn 8 và 9 cánh. Người ta đồn rằng mai 9 cánh mang lộc vào nhà

Cây mai Tết trong sân nhà trổ lộc

Cây mai Tết trong sân nhà trổ lộc

Chúc mừng năm mới – Happy new year 2010


Nhân dịp xuân về, Minh chúc bạn, những người bạn của Minh, ủng hộ Minh trong năm qua một năm mới tràn đầy sức khỏe, an khang và thịnh vượng. Một năm đầy may mắn và thuận lợi trong công việc.


Chúc mừng năm mới - Happy New Year

Chúc mừng năm mới - Happy New Year

Thức dậy cùng sông Hương


Rạng đông yên bình trên sông

Rạng đông yên bình trên sông

Thức dậy cùng sông Hương

Thức dậy cùng sông Hương

Sau các entry về Huế đêm, giờ tới phiên Huế…nửa đêm 😀

Đây là vài hình chụp đc trong lần được đi chợ đêm sáng sớm hôm nay.

Sẽ có 1 entry về chợ đêm ở Huế.

Xôi và cháo, món ăn sáng bình dân ở Huế


Mỗi sáng sớm, hắn thường đạp xe đạp qua con đường quen thuộc đến nhà đứa nhỏ bạn thân, rồi chờ nó lật đật chạy hụt hơi để mặc áo dài trong cái mặt còn ngái ngủ trước khi quá trễ. Rồi 2 đứa cùng đạp xe lên đường vào trường học…

Ngôi trường Nguyễn Huệ chỉ gắn bó với hắn 3 năm cuối cùng của thời học sinh, nhưng nơi đó, từng con đường quanh nó lại mang những kỷ niệm không thể quên được với hắn. Nơi đó, hắn có mối tình đầu đơn phương, nơi đó, hắn có những người bạn thân, và nơi đó, hắn đã có những bài học vô cùng bổ ích và niềm vui bất tận.. .

….

Sáng nay, tôi gắng đặt đồng hồ báo thức để dậy thật sớm mặc dù hôm qua thức tới khuya để viết cái Entry về Cafe Huế, Sài Gòn, Hà Nội. Nhưng niềm đam mê ăn uống thôi thúc tôi không thể dậy trễ hơn, vì nếu dậy trễ hơn, cái món mà tôi muốn ăn mỗi lần ra Huế đều hụt trước đây, sẽ hụt lần nữa.

7h hơn sáng, ra khỏi nhà, vượt qua cây cầu sắt cũ kỹ, tôi từ từ đi vào con đường mà tôi vốn đi mỗi ngày trong vòng hơn 3 năm cách đây gần 10 năm. Mọi thứ xung quanh vẫn không thay đổi. Và người bán xôi cháo vẫn ngồi ngay cái vị trí đó, vẫn một người phụ nữ và một người đàn ông – mà có lẽ là chồng bà – khá lớn tuổi cùng ngồi bán.

Ở Sài Gòn, các quán xôi vỉa hè thì đơn thuần bán xôi, từ xôi ngọt, xôi mặn đến xôi cúc. Còn chỗ nào bán cháo thì sẽ thuần bán cháo. Nhưng ở Huế, vào mỗi buổi sáng, người ta thường gánh vừa xôi vừa cháo để bán, và cũng chỉ bán cháo gạo lức cùng với xôi nếp (không bán kèm xôi đậu…) và thường ăn chung với muối đậu phộng,

Tôi cũng thích ăn xôi và cháo vào buổi sáng, vừa chắc bụng, đặc biệt là ăn kèm với cá bống thể nhỏ được kho kỹ, miếng thịt cá cứng, hơi mặn mặn và ngọt ngọt ăn kèm với cháo gạo lức đầy bổ dưỡng hoặc xôi trắng mềm và nóng hổi.

Một gánh xôi và cháo với đủ thịt, cá, tôm cực kỳ hấp dẫn

Một gánh xôi và cháo với đủ thịt, cá, tôm cực kỳ hấp dẫn

Đã ăn nhiều nơi ở Huế, nhưng mà cái gánh của 2 ông bà này bán từ rất lâu, từ hồi tôi vào cấp 3 ở trường Nguyễn Huệ là đã thấy bán rồi, và sáng nào, tôi cũng ghé đó ăn. Bữa ăn xôi, bữa ăn cháo, lúc ăn tôm, lúc ăn cá, lúc ăn thịt kho, lúc thì ăn với muối đậu phộng.

Sáng nay ăn lại, cái vị gần cả chục năm vẫn không thay đổi và ông bà vẫn bán đắt như thường. Thường dọn ra bán từ tờ mờ sáng và hết sạch veo vào lúc 8h sáng, có lẽ vì ngon, làm sạch sẽ, luôn nóng hổi và giá khá rẻ, chỉ 5.000đ/phần ăn. Và vì bán hết khá sớm, nên đây là lần vào ăn mà còn lại kể từ khi tôi không còn đi ngang để học vào những buổi sáng trong trường.

Ăn hết 2 phần, 1 dĩa xôi và 1 tô cháo, khá no nê, tôi ngẩng đầu nhìn thấy địa chỉ 150 Đinh Tiên Hoàng, một con số dễ nhớ cho việc giới thiệu với bạn bè tôi mỗi khi ra Huế.

Huế’s cafe style


Khác với các món đặc sản khác, thường được gắn tên địa phương vào món ăn ví như Bún chả cá Nha Trang, hay rõ hơn thì Bún cá chợ Đầm, Mì Quảng (Nam), Phở Hà Nội, Bún bò Huế… thì cafe gần như là một thức uốc khá phổ biến ở trên toàn thế giới và có lẽ, nó cũng từ nước ngoài, nên người ta chưa có gán cafe như là một đặc sản của một vùng nào. Thế còn cafe Buôn Mê Thuột? Vâng, cafe ở đó trồng nổi tiếng ở Việt Nam nhưng cafe, ngay cả chính tên gọi của nó, cũng không phải bắt nguồn từ Buôn Mê Thuột.

Mặc dù vậy, khi vào Việt Nam, thì mỗi nơi lại có cách thưởng thức và pha chế khác nhau và vì vậy nó lại mang đến những hương vị và cảm giác khác nhau mỗi khi bạn nhắm vào vị cafe đắng mà đầy quyến rũ này.

Ở Sài Gòn, cafe được pha phin trong 1 ly nhỏ và kèm theo 1 ly cao và dài đầy đá viên nhỏ, loại đá mà người ta cho rằng và gọi là đá tinh khiết, kèm theo 1 cái muỗng được chúc ngược đầu vào ly kèm theo 1 gói đường hoặc 1 hộp đường trắng nhỏ bên cạnh. Sau khi “pha chế”, bạn có ngay 1 ly cafe Sài Gòn đầy và có thể thưởng thức.

Cafe Sài Gòn thường được pha trong 1 ly cao, đá rất nhiều, và thường dùng đá viên nhỏ

Cafe Sài Gòn thường được pha trong 1 ly cao, đá rất nhiều, và thường dùng đá viên nhỏ

Kèm theo 1 ly trà đá loại nhỏ

Cafe Sài Gòn dễ uống, phù hợp cho các bạn không uống được cà phê đậm. Với riêng tôi, cafe Sài Gòn hơi nhạt vị và giống như một thứ nước giải khát hơn và thật nhiều để người uống có thể ngồi lâu và ngồi tám chuyện, hay chỉ là cái cớ để mọi người gặp nhau.

May mắn là tôi cũng đã được dịp thưởng thức cafe Hà Nội, nơi người ta gọi là Đen đá cho cafe đen đá, và Nâu đá cho cafe Sữa đá. Cafe Hà Nội thì hơi đắng, có lẽ, tôi thích vị đắng của cafe và chủ quán không biết phải hiểu ý khách không hay là một thói quen của người Hà Nội, cho đường hoặc sữa rất ít, đủ để làm say những người có vấn đề ở tuần hoàn máu. Một điểm chung cafe ở Hà Nội và Sài Gòn là đều sử dụng viên đá nhỏ để uống.

Nếu bạn đã tới Huế một lần, bạn sẽ thấy cách uống cafe ở Huế sẽ khác hẳn so với ở Hà Nội và Sài Gòn. Ở Huế, ly cafe thường nhỏ, pha phin chứ hiếm chỗ nào pha sẵn, thậm chí cafe ở vỉa hè. Và thường, lượng cafe rất ít, nhưng đặc quánh, thơm hơn nhiều so với những ly cafe ở Sài Gòn và Hà Nội. Nếu uống cafe sữa, thì một lượng sữa bằng vừa đủ với lượng cafe chảy xuống từ phin cũng sẽ làm cho vị cafe không quá ngọt và không quá đắng.

Ở Huế, người ta tới uống cafe chủ yếu là tám dóc, mà còn ngồi để thưởng thức vị cafe, trong tiếng nhạc dịu dàng. Một điểm khác lạ, là ở cafe ở Huế lại sử dụng viên đá rất lớn, và người ta thường bỏ vào 1-2 viên là đủ uống. Ngoài ra, một điều nữa sẽ làm bạc ngạc nhiên cực kỳ đó là cafe ở Huế rất rất rẻ.

Nếu một ly cafe bằng nhựa như nước lã màu đen có đá giá 5000đ ở cafe bệt ở công viên trước dinh Thống Nhất, hay 1 ly cafe ở vỉa hè hồ Hale ở Hà Nội với giá 14.000đ, thì ở Huế, chỉ với giá từ 3000đ cho 1 ly cafe thơm ngon ở vỉa hè đường Trương Định hay cao lắm là 12.000đ với 1 quán cafe sân vườn mà ở Sài Gòn không thể dưới giá 30.000đ/ly vào buổi tối. Cafe cũng như đồ ăn ở Huế, giá thực sự rẻ để người dân vốn có thu nhập thấp ở đây có thể chịu đựng và mang đến sự ngạc nhiên cho du khách đến Huế.

Cafe ở Huế, ly nhỏ, và sử dụng đá viên rất lớn, thường bỏ 1-2 viên đá là đủ

Cafe ở Huế, ly nhỏ, và sử dụng đá viên rất lớn, thường bỏ 1-2 viên đá là đủ

Người Huế có thói quen uống cafe từ rất sáng sớm, nên bạn đừng ngạc nhiên nếu như ngủ dậy trễ một chút là một số quán cafe vắng khách nhé. Trong đợt ra Huế này, tôi có dịp được bạn bè dẫn đi uống cafe ở 3 nơi, mỗi nơi một phong cách rất hay. Một vỉa hè, một ở quán sân vườn mới mở và một ở quán khu khá Tây.

Tôi sống ở Huế khá lâu, đi đi về về cũng khá nhiều, nhưng chưa bao giờ trước đây, tôi ngồi uống cafe vỉa hè đường Trương Định cho đến khi được cô bạn thân nhất của tôi dẫn đi. Ở đây, nếu bạn đi vào sáng sớm, thì cả vỉa hè sẽ rực đỏ bởi ghế và ghế, thật tiếc, là tôi chưa có dịp để chụp đc hình ảnh đấy ở đây. Nhưng rất ấn tượng. Mỗi vị khách ngồi đó, sẽ được chủ quán cung cấp cho 2 cái ghế nhựa bé, một để ngồi và một để để ly cafe và ly nước. Khi được gọi thanh toán tiền, tôi thực sự bất ngờ với giá tiền của ly cafe, chỉ 3.000đ-4.000đ cho 1 ly cafe, tùy vào có sữa hay không. Với vị trí “đẹp” như vậy, trong đầu tôi cũng nghĩ ít nhất là 8.000-10.000đ/ly.

Ngày hôm sau, tôi được một người bạn khác dắt vào 1 quán cafe trong một con hẻm…toàn khách sạn cho tây ba lô. Quán có không gian khá ấm cúng và hơi nửa Việt nửa ta. Không gian vừa đủ ấm cúng, một nửa bàn dạng ngồi ghế và một nửa số bàn được xếp trên các tấm chiếu. Tôi chọn ngồi bàn trên bục chiếu vì thấy để chân khá thoải mái. Một điểm đặc biệt của quán, đó là trong quán chi chít là chữ, những “dấu vết” của những vị khách của quán.

Hai mặt tường của quán được làm bởi các viên gạch được nhô ra khỏi bức tường phẳng lỳ. Có lẽ, do chủ đích của quán, nên toàn bộ các bức tường và cả trần nhà được sơn màu trắng, kể các viên gạch, vốn dĩ màu đỏ tươi của than còn nóng. Tôi thấy xung quanh, rất nhiều chữ của các cô cậu học trò lớp cuối cấp kéo tới đây để ôn lại những kỷ niệm trước khi rời trường, ở trên trần nhà là một vài chữ để lại của một cặp người nước ngoài đến từ Isarel tinh nghịch, hay những cu cậu đang yêu nhau tuổi học trò. Nhìn thật đáng yêu.

Một điểm độc đáo của cafe Avi & V

Một điểm độc đáo của cafe Avi & V

Cafe ở mỗi nơi đều có những cái hay riêng, nét riêng. Với tôi, tôi vẫn thích cách thưởng thức cafe và phong cách cafe của Huế, nhẹ nhàng, rẻ và …vừa miệng. Nếu tới Huế, đừng bỏ qua những nét văn hóa thú vị này